Khai mạc triển lãm: 13.09.2013 
Triển lãm mở tới: 24.10.2013
Địa điểm: Sàn Art
3 Me Linh, quận Bình Thạnh,
tp Hồ Chí Minh, Việt Nam

 

‘XEM’ là tình bằng hữu. ‘XEM’ là một nhóm các nghệ sĩ thị giác hiện sống và làm việc tại Sài Gòn. Họ cùng tìm cách để lại những dấu tích nhiếp ảnh hiện hữu trong thế giới mà họ đang sống. ‘XEM’ là một quyển sách, một vật thể đơn giản với giá trị tượng trưng. ‘XEM’ là một triển lãm ‘có hạn’ cầm trong tay. Tại Sàn Art, từ ngày 13 tháng chín tới 24 tháng mười, ‘XEM’ đánh dấu ấn bản thứ 3 bằng việc chuyển hoá các ý tưởng nhiếp ảnh thành vật thể.

XEM gồm các thành viên Nguyễn Thanh Trúc, Trần Nguyễn Ưu Đàm, Quang Lâm, Hoàng Dương Cầm và Phan Quang.

Với mỗi ấn bản ‘XEM’, một nghệ sĩ khách mời sẽ tham gia đóng góp tác phẩm. Trong ấn bản lần thứ 3 này, XEM chào mừng nghệ sĩ Nguyễn Thị Thanh Mai đến từ Huế.

Sự kiện đặc biệt – Buổi tiệc ra mắt XEM ấn bản thứ 3, với phần nghệ thuật trình diễn của nghệ sĩ Trần Nguyễn Ưu Đàm vào ngày 17 tháng 10 @ Sàn Art từ 6h chiều.

Vào ngày 4 tháng hai năm 2013, vô số tin nhắn được gửi đi từ 5 thành viên XEM tới bạn bè, người yêu nghệ thuật và gia đình. Trong đó chứa lời mời tới buổi khai mạc và ra mắt ‘XEM’ tại quán cà phê thân mật của Nguyễn Thanh Trúc – [a] café – ở trung tâm Sài Gòn. Buổi tối này là một sự kiện hiếm hoi lan truyền trong cộng đồng, khi mà những người yêu nghệ thuật có thể lật từng trang sách ảnh với ấn bản giới hạn, để xem những tác phẩm nhiếp ảnh của màu sắc, cảnh tượng và dấu ấn cá nhân được thực hiện thủ công. Ấn phẩm in tự phát hành, hoạt động như một ‘triển lãm thị giác’ dưới dạng sách, là một sự việc hiếm hoi ở Việt Nam, một thực tế đáng ngạc nhiên xảy ra tại một quốc gia thiếu vắng không gian dành cho nghệ sĩ thể nghiệm và chia sẻ tác phẩm của họ (phòng tranh hay bảo tàng).

Phát hành mỗi 3 tháng và dựa trên toàn bộ kinh phí của các thành viên nhóm XEM, quyển sách này được xem là một cơ hội để bày tỏ lòng đam mê với tính tức thì chớp nhoáng của kĩ thuật số, vượt khỏi sự gò bó thương mại của thế giới nghệ thuật định sẵn. XEM là một hoạt động lâu dài, dựa trên nền tảng tình bạn ‘… làm việc chung với nhau một cách mở rộng chứ không có đề tài trung tâm hoặc phong cách áp đặt. Tự do tuyệt đối dành cho từng nghệ sĩ và nội dung họ chuyển tải. Sự hợp tác diễn ra ở mức độ thảo luận, nói chuyện về cách thức phát triển ý tưởng, suy nghĩ. Mỗi thành viên không bị bỏ rơi lạc lõng với tác phẩm của mình, bởi mọi người trong nhóm cùng đẩy mạnh sức sáng tạo cho từng cá nhân… Chúng tôi định nghĩa XEM như một căn nguyên của trải nghiệm thị giác mà không hề có tính biên tập ngoại vi hay bó hẹp nghệ thuật nào cả.’

Sàn Art vui mừng gặp một nhóm các nghệ sĩ cùng chung suy nghĩ, bắt tay làm việc với nhau để tạo ra một nền tảng sản xuất nghệ thuật và tương hỗ lẫn nhau nhằm mở rộng cuộc thảo luận thành các vật thể trong triển lãm. Khi mỗi thành viên của XEM làm việc với các chất liệu khác nhau – từ tranh vẽ, điêu khắc, video tới sắp đặt – triển lãm ‘XEM’ bao gồm nhiều thứ hơn nhiếp ảnh (mặc dù nhiếp ảnh là trọng tâm vốn có). Triển lãm này trưng ra những mối quan tâm cá nhân của từng nghệ sĩ, từ việc thử thách quan niệm nhiếp ảnh báo chí; ‘cú máy nhanh – ‘snapshot’ khét tiếng’ không gian công cộng nghịch với không gian cá nhân; sự vắng bóng của nguồn gốc tác giả; tới vấn đề giới tính như một cấu trúc phù du và nhiều hơn thế nữa!

XEM là một không gian mang tính nhân rộng và biện luận dành cho thử nghiệm nghệ thuật. Bản thân quyển sách chú trọng tới vị trí tối thượng của hình ảnh, thúc đẩy cuộc thảo luận trong nhóm, bất kể gặp mặt hay trên mặt giấy, để diễn giải hoặc tìm ý nghĩa khả thi cho hình ảnh. Việc tham gia vào một cộng đồng có mối tương quan đầy chất thơ mang ý nghĩa gì? Việc tập hợp một nhóm bạn cùng chia sẻ các mối quan tâm và giá trị chung mang ý nghĩa gì? Làm sao mà khái niệm ‘thuộc về nhóm’ có thể trở thành một không gian nuôi dưỡng sự phát triển xã hội và sáng tạo? Điều gì khác giữa hình thức (chẳng hạn cuộc triển lãm) và nghi thức (ví dụ một sự kiện xã hội)? Ý tưởng cuộc triển lãm nằm trong quyển sách, một trải nghiệm di động và gần gũi, làm thay đổi cách đọc và nhớ hình ảnh ra sao?