Những màn vũ đạo bị gián đoạn

Khai mạc triển lãm : 21.02.2014 
Triển lãm mở tới 27.04.2014
Địa điểm: Carré d’Art
Carré d’Art – musée d’art
contemporain de Nîmes
16 Place de la Maison Carrée
30000 Nîmes, France

 

‘Những màn vũ đạo bị gián đoạn’ trình bày quan điểm của tám nghệ sĩ đương đại mà các tác phẩm nghệ thuật của họ đan xen nhận thức thay thế về nền tảng phức tạp của thực dân với một sự đánh giá lại các ý tưởng của hành vi tập thể, các hệ thống của giai cấp, và sự đổ nát của tư tưởng ý thức hệ. Triển lãm này thách thức mối quan hệ giữa Việt Nam và giai đoạn ‘toàn cầu’, minh họa một cộng đồng nghệ thuật quan trọng của ý thức lịch sử thường được gọi tên (ví dụ như tội lỗi của chiến tranh, điểm đến của khách du lịch; thuộc địa hoài cổ).

Việt nam là một quốc gia, đồng thời là một ký ức, một miền đất biểu trưng xuất hiện nhiều trong phim ảnh và trên các phương tiện truyền thông nhiều hơn bất kỳ cuộc xung đột toàn cầu nào trong thế kỷ 20, phần khung còn sót lại của nó được nén, rập khuôn, và được nhắc đi nhắc lại để làm giảm đi tội lỗi của “cuộc chiến chống Mỹ”.

Ngày nay, Việt Nam là một nơi có bối cảnh xã hội vô cùng phức tạp và mâu thuẫn. Tàn tích của chủ nghĩa thực dân được nhìn thấy rõ ràng khi cơ cấu thành phố dệt nên một màn nhảy múa giữa sự bảo tồn, tồn tại và phá bỏ, khi mà những điểm mốc tân cổ điển của Pháp bị phá bỏ để dọn đường cho những trung tâm mua sắm cao cấp hoặc chỉ được hồi phục mặt tiền, thừa mứa với những cửa kính màu hào nhoáng, như “khu Eden” ở trung tâm Sài gòn. Việt Nam là một nơi mà những con đường cao tốc được tạo nên trong vòng vài tuần; nơi có những đường truyền kết nối internet nhanh và đa dạng; nơi mà một đạo lý kinh doanh đang tăng lên tồn tại song song với một sự tăng trưởng trong nền kinh tế không chính thức – chuyên gia được đào tạo về nước tương Singapore với cửa hàng mì sang trọng của mình bên cạnh chiếc xe bán bánh mì mới theo vị Hải Phòng. Đây là một cộng đồng cùng lúc thờ ơ và ôm lấy sự khác biệt, chộp lấy cơ hội của ngày mai như một thời gian còn sót lại, như một tiềm năng cho sự đổi mới [1].

Các nghệ sĩ trong triển lãm này là một đội lưu trữ văn thư thị giác và là những chiếc máy xới đa dạng, nhiều màu sắc. Sự nghiên cứu của họ, sự kề cận của các sự kiện lịch sử và hiện tượng xã hội, liên quan đến những ngữ cảnh mà họ sống và trải qua cả về mặt ý niệm lẫn thể chất, khởi phát một cách tiếp cận du mục cho hiển thị hoá thực tế và hư cấu. Vũ điệu của họ trong không gian còn sót lại của những hệ tư tưởng suy nhược, những cộng đồng hậu công nghiệp hoá, những khoảnh khắc không gian và sự phân nhánh của màn trình diễn là những sự dàn dựng nghệ thuật tỉ mỉ mà họ hiểu rằng mãi được lập lại. Tương quan mà các nghệ sĩ đưa ra đã phá vỡ và thay thế những giả định của Lịch sử, câu chuyện của họ làm nổi bật lên ảnh hưởng của chuyển động vì nó được diễn và được nhận thức trên phương diện lịch sử, ý niệm và theo quy luật tự nhiên. Những chuyển động này là thói quen thường lệ trong tác phẩm của Lê Na Bùi và Nguyễn Huy An (sự nghiên cứu về hành vi của con người hay sự hùa theo tập thể để sống sót); sự dời chỗ trong tác phẩm của Đinh Q Lê và Jun Nguyễn-Hatsushiba (người tìm kiếm tị nạn chính trị, tài liệu danh mục, giấc mộng tâm linh bị phá vỡ); sự vắng mặt trong tác phẩm của Nguyễn Thái Tuấn và Nguyễn Trinh Thi (sự đánh dấu biểu tượng của những gì đã một thời có giá trị, hoặc một thời từng tồn tại); và nhân quả trong tác phẩm của The Propeller Group và Tiffany Chung (tác động trở lại, lợi ích phụ, hậu quả).

Những chuyển động như thế là những phương pháp luận thận trọng khéo léo, đặt ra vấn đề một cách có chủ ý về sức ảnh hưởng và những cấu trúc giả định của sự kiểm soát xã hội, vài ví dụ như: sự lưu trữ, sự giải trí, dân tộc học, tâm lý học, tính tượng đài và khoa học hành vi. Họ cách điệu hoá mỹ học, đưa vào đó những dạng thức quen thuộc dễ được chấp nhận – hình ảnh được chuyển động, được vẽ, được điêu khắc và được trình diễn. Điều níu giữ và mang lại sức mạnh cho các tác phẩm của họ chính là việc nghiên cứu về cái còn sót lại, cái ngưỡng kích thích gần như mơ hồ của ký ức đã gần như mất gốc vì thiếu hoa tiêu thị giác trong cuộc sống nhiều biến chuyển. Không có những kho lưu trữ lịch sử dễ tiếp cận và những không gian thảo luận ở nơi họ sống và làm việc,  những nghệ sĩ này gần giống với các nhà khoa học xã hội, thiết lập công thức mới cho những chuyển động của họ bằng sự am hiểu về luật nhân quả của con người. Họ tiên phong luân phiên vẽ nên những cái cấu thành giá trị nghệ thuật không chỉ mang tính mỹ học mà còn mang một sự nghiên cứu mở rộng về mối quan hệ xã hội.

Triển lãm có mặt trên  Art Radar Asia journal, trang báo điện tử độc lập có phạm vi độc giả rộng nhất chuyên viết về nghệ thuật đương đại tại châu Á. Bạn có thể đọc toàn bộ bài viết do C. A. Xuan Mai Ardia thực hiện ở đây.

Triển lãm này  do bảo tàng Carre d’Art và Sàn Art đồng tổ chức trong dịp kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao giữa Pháp và Việt nam, đồng thời đánh dấu ‘Năm Việt nam tại Pháp’ , được tài trợ bởi Trung tâm văn hoá Pháp và Sở văn hoá, Thể thao và Du lịch Việt nam.http://www.anneefrancevietnam.com

http://www.carreartmusee.com/en/exhibitions/disrupted-choreographies-20

 


[1]Trong lý thuyết của quá trình đổi mới, một phần của lý thuyết toán học của xác suất, thời gian còn lại hoặc thời gian tái phát về phía trước là thời gian giữa thời điểm nhất định và kỷ nguyên tiếp theo của quá trình đổi mới đang được xem xét. “Www.en.wikipedia.org/wiki/Residual_time (truy cập ngày 14 tháng 10 2013)