Mốt Du Kích

Triển lãm cá nhân của Nguyễn Quốc Chánh.

Khai mạc triển lãm: 11.01.2018 @18:00pm
Triển lãm mở tới: 28.02.2018
Địa điểm: Saigon Domaine
Saigon Domaine, Tầng trệt,
1057 Bình Quới, Phường 28, Quận Bình Thạnh
Thành phố Hồ Chí Minh

 

MoT +++ và Sàn Art hân hạnh giới thiệu Mốt Du Kích, triển lãm cá nhân đầu tiên của nghệ nhân Việt Nam Nguyễn Quốc Chánh.

Nguyễn Quốc Chánh là một nhà thơ được hoan nghênh, ngưỡng mộ bởi các đồng nghiệp và khán giả ở Việt Nam và nước ngoài. Bộ sưu tập thơ đầu tiên của anh được xuất bản vào năm 1990 và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng.

Những tác phẩm gốm ít được biết đến của anh đã thu hút sự chú ý của nghệ sĩ Đinh Q. Lê vì đã kết hợp giữa các kỹ thuật truyền thống với các vật liệu và tạo hình hiện đại. Tập trung sự chú ý tới vị thế của đồ gốm Biên Hoà trong thị trường toàn cầu và quốc gia, Chánh viết trong tuyên bố của mình, “Thay vì tái tạo lại sự hoài cổ hoặc sản xuất hợp đồng phụ, tôi tận dụng đất sét, men, và kỹ thuật địa phương để gợi lên khuynh hướng chiết trung Biên Hòa, làm mờ đi ranh giới giữa nghề thủ công và nghệ thuật, giữa cảm xúc và khái niệm “.

Cách Nguyễn Quốc Chánh ví tác phẩm điêu khắc gốm gần đây nhất của mình với khái niệm “du kích’ là cách anh đặt chúng gọn gàng trong lịch sử và ký ức văn hóa Việt Nam. Để hiểu được quá trình này bạn hãy tráo hình ảnh người lính trong rừng rậm, sống dựa trên những gì chộp được trong môi trường xung quanh và thay nó bằng hình ảnh một người nghệ sỹ chuyên tái sử dụng những vật thể kiếm được. Tác phẩm được hình thành là một tập hợp những biểu tượng khác nhau được giải phóng khỏi những ý nghĩa quy ước thông thường. Mới nhìn thì có vẻ hỗn độn, nhưng những du kích thì luôn phải đối mặt với tình trạng hỗn độn trước khi hòa bình được thiết lập. Như anh Chánh ví von, sự cân bằng là con chuột luồn lách giữa những đường biên làm nên quy luật thông thường và con mèo mãi vẫn không nuốt được nó.

Nếu những phân mảnh này chứa đựng một câu chuyện thì nó là câu chuyện vượt khỏi những hạn chế của thể loại và phong cách. Chúng ta có thể thấy những hợp thể chịu ảnh hưởng từ nhiều nguồn khác nhau: những biểu tượng dân gian trong tranh Đông Hồ, những gương mặt thanh bình của điêu khắc đến từ Bayon tại Angkor Thom và những quần đảo phía Đông. Thường thì chúng không do bản thân anh Chánh làm mà được tìm thấy – gom thành từng đống đóng bụi tại studio Biên Hoà của anh. Bằng cách này những vật này tiếp bước từ nhiều lịch sử khác nhau và được hình thành từ nhiều thế hệ nghệ nhân đến từ nhiều bối cảnh văn hóa chính trị khác nhau. Trong hoạt động du kích của anh Chánh, giờ chúng trở thành vật liệu có mục đích mới, được đặt trên cùng một nền móng, kế những biểu tượng đương đại hơn: những hình đúc của thẻ tín dụng, những hình nặn mang gương mặt trẻ con chơi bóng đá và những hình ảnh mượn từ mặt ngoài chợ Bến Thành. Khi sưu tầm những vật thể này làm dụng cụ của mình, anh Chánh vừa là người thu lượm vừa là ngưới quấy nhiễu. Những mô-típ quen thuộc phải sống chung với nhau và trở nên xa lạ trong trạng thái hỗn độn và thiếu chắc chắn. Điều này tạo ra một hiệu ứng siêu thực và đầy thu hút.

Tác phẩm có hai loại cấu trúc chính. Một số lớn mang bề ngoài quen thuộc dễ nhận ra: một cái bình lớn, một lốp xe hơi hoặc linga từ văn hóa Champa. Những hình thể này đối nghịch với những hình thể siêu thực hơn. Những khối những cục không thể nhận dạng được, chúng lột tả cách thơ ca được hình thành, khi dòng chảy bên trong quan trọng hơn bề ngoài đẹp theo lệ thường. Trong trường hợp này anh Chánh chọn biểu tượng và để nó tạo nên nền cho biểu tượng kế tiếp, như những stanza chương trong thơ được xây dựng dựa trên nhau. Bản thân anh là một nhà thơ có tiếng và trong loạt tác phẩm này anh tráo ngôn ngữ văn học với những hình thể được hình thành từ đất và lửa. Như một chú chim xây tổ anh hoàn thiện hình hài cuối cùng theo cách chúng ta không thể quan sát được cách điêu khắc được tạo nên như thế nào. Khó biết được phần nào là phần kết. Khi nhìn lại những hình thể dễ nhận biết hơn trong loạt tác phẩm ta lại thấy chúng có phần nào thật nhạt và tầm thường. Cách mỗi điêu khắc trong loạt tác phẩm này tương tác, làm tôn nên sự khác biệt giữa hai cấu trúc, thật đặc biệt.

Cái hình thành nên định mệnh cuối cùng của một điêu khắc bằng gốm liệu còn gồm gì khác ngoài sự hiểu biết về nguồn gốc của nó và câu chuyện khiến cho nó có thể tiếp tục tồn tại? Cách anh Chánh tránh sử dụng đất sét trắng để chọn hương vị của màu đất tự nhiên bảo đảm được việc anh là người cộng tác nối dài tuổi thọ cho tác phẩm điêu khắc của mình thay vì là người sáng tạo duy nhất. Đất sét của anh được tạo nên bời sự nhào nặn tự nhiên qua nhiều năm tháng, chứa được hồn của đất và cả những tạp chất cây cỏ xương khô lẫn vào. Bàn tay anh Chánh như một bước trong hành trình của tác phẩm đến lửa lò nung. Thật hiếm khi được thấy nghệ thuật gốm mang đậm chất trựu tượng như vậy.

Tại 1200oC chúng đạt được hình hài và màu sắc cuối cùng trong sự hỗn loạn của lửa lò. Đất nung đỏ và toát lên sự trong suốt nhưng khi ta quét hình em bé trong bụng mẹ, đạt được cuộc sống và sự cân bằng mới trong một hình thể cố định.

Triển lãm hân hạnh được thực hiện bởi tài trợ của trường Renaissance International School Saigon.