Hoài niệm về thiên nhiên
Khai mạc triển lãm 26.09.2015 @14:00
Địa điểm: 98B COLLABoratory: First United Building, Escolta, Manila
Buổi triển lãm này do Lê Giang thực hiện tại không gian 98B, Manila, Philippines, một phần của chuyên đề ‘Kích/ Nghĩ’ trong chương trình ‘Nhận Thức Thực Tại’.
Thực hành hiện tại của Lê Giang dựa trên một thế giới mà con người không tồn tại và chỉ có thiên nhiên giống với sự biến mất được mô tả trong cuốn sách Thế giới Không Có Chúng Ta (The World Without Us) của Alan Weisan. Lôi cuốn bởi ý tưởng một thế giới không có loài người, các tác phẩm của cô khám phá các khả năng thay đổi khi con người đột nhiên bị tách khỏi thế giới, những di sản gì của loài người mất đi và những loài mới nào sẽ tiến hoá.
Làm việc tại chương trình cư trú 98B, Giang tìm hiểu về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên; mối liên kết giữa các nguyên liệu con người tạo ra và các nguyên liệu thô. Cô cũng quan tâm tới các sự vật kỳ lạ, chủ yếu trong tự nhiên ở Phillipines. Cô say mê những huyền thoại cổ đại vẫn còn được biết đến hiện nay. Thú vị hơn hết, Giang bị thu hút bởi các thực tại: làm sao con người tìm được nguyên liệu thô từ thiên nhiên rồi dùng chúng cho mục đích tự vệ và các hoạt động cá nhân khác trong khi thiên tai vẫn liên tục diễn ra ở đất nước này.
“Hoài niệm không phải là đối lập của một xã hội không tưởng, nhưng, như một dạng ký ức, luôn liên quan, thậm chí mang tính tái tạo / sản sinh trong nó” – Những ký ức của một xã hội không tưởng, Andreas Huyssen.
Triển lãm ‘Hoài niệm về thiên nhiên’ trưng bày các tác phẩm điêu khắc – chính là các món đồ cô thấy được trong chuyến tham quan ở Mount Banahaw. Nuno sa Punso là thứ mà người dân Mutya dùng để thể hiện sự tôn trọng với đất đai – Linh hồn của ánh sáng thiên nhiên là một vỏ dừa không có lổ hay còn gọi là “dừa mù” (blind coconut). Thứ này được xem như là một lá bùa hộ mệnh hay gọi là “anting-anting” vì vị trí của nó chỉ được tiết lộ trong giấc mơ. Đằng sau đó là vết tích của một ngôi nhà bị phá huỷ bởi một cơn bão xuất hiện gần đây, được phát hiện gần địa điểm Jesu Salem của Banahaw.
Nhà lý luận Ruth Levitas đã viết “Biểu trưng của những thế giới không tưởng trong tương lai luôn phụ thuộc cùng lúc vào các nguồn tài nguyên văn hoá hiện có”. Các tác phẩm sắp đặt ở tòa nhà First United ẩn dụ một chốn không tưởng, hay đúng hơn là một heteroptopia – một khái niệm về một nơi chốn bao gồm nhiều không gian thực thể tồn tại cùng lúc, nơi có các thực tại dị biệt và không có liên kết rõ ràng. Tuy nhiên, chúng lại ngụ ý rằng các dấu tích của sự tương quan đã được đổ và đúc khuôn theo thời gian.
_________________
Chương trình Nghiên cứu lưu trú và Dự án của 98B là một chương trình lưu trú độc lập, hướng tới việc thiết lập một mạng lưới sáng tạo. Chương trình nổ lực hợp tác và hỗ trợ với các nghệ sĩ, các nhà quản lí phòng tranh nghệ thuật, các nhà làm văn hoá và các curator khi tham gia vào nghiên cứu, dự án, thuyết trình hay sáng tác. Chương trình nhắm tới việc xây dựng một địa điểm mang ý nghĩa và có sự trao đổi đa dạng văn hoá nơi mà các cá nhân có thể tìm hiểu các tác phẩm của mình trong những môi trường khác nhau, sử dụng những tài nguyên lạ. Chương trình lưu trú được thiết kế riêng tùy theo mụch đích và nhu cầu của từng cá nhân tham dự.
Chương trình lưu trú và triển lãm của Lê Giang với Tổ chức 98B là một dự án của “Kích/ Nghĩ”, một phần trong chương trình Nhận thức Thực tại khởi xướng và tổ chức bởi Sàn Art.
https://www.facebook.com/