Biểu tượng và tín hiệu từ ngoại vi: TP.HCM và Medellin
Khai mạc triển lãm: 02.09.2011 @7pm
Triển lãm mở tới 15.09.2011
Địa điểm: Casa Tres Patios
Carrera 50A, # 63-31
Medellin, Colombia
Hai thành phố, với những vấn đề xã hội tương tự nhau, phản chiếu nhau tại những giao điểm nhất định.
Hai thành phố đang chữa lành vết thương sau một lịch sử đầy xung đột chính trị.
Một (thành phố) cấm đoán thông tin như một cách bảo vệ, thành phố kia lại phổ biến thông tin, cũng là cách để bảo vệ.
Một dự án đang tiến hành…
Chúng tôi đã đi khắp các con đường gần như mỗi ngày kể từ khi đặt chân đến Medellin, những người bạn địa phương giới thiệu chúng tôi về những hệ thống xã hội sáng tạo vật thể và phi vật thể của Medellin, và những điểm tương đồng của nó với quê nhà TP.HCM thật đáng ngạc nhiên, từ những hàng cafe rong ngoài đường; đến những người bán hoa quả với những chiếc xe tự chế; đến sự trừu tượng của những dấu hiệu nhất định ngầm chỉ việc kinh doanh thuốc phiện hay mại dâm. Tuy nhiên điều thật sự đáng chú ý ở Medellin là mức độ người ta bàn tán về những hệ thống bảo vệ, từ bức tượng Đức Mẹ đặt trong công viên như biểu tượng để tránh bạo lực; những “hàng rào vô hình” (thông thường là những con kênh) trong những khu vực tranh chấp để đánh dấu khu vực an toàn cho người dân; cho đến những công viên giải trí trong các khu vực như Castille ngăn cản thanh niên bị lôi kéo vào bạo lực. Chúng tôi đã gặp Don Miguel người sáng lập ‘Tinto el buen sabor’ , một doanh nghiệp kinh doanh cà phê đã trở thành một đế chế, tuyển dụng hơn 150 người lang thang đường phố và bán hơn 3000 lít cà phê mỗi ngày ở trung tâm Medellin; chúng tôi đã gặp Jose Manuel Barrio Nevo, người đã đấu tranh để sử dụng tòa nhà bên ngoài ga Parque Berrio để hơn 70 nghệ sỹ âm nhạc nhập cư đến nhảy múa và hình thành cộng đồng làng xã của họ. Tất cả những mối liên hệ xã hội này là sự hiện diện hữu hình ấn tượng và là biểu tượng cho một nhu cầu chung, và chúng cũng chính là những chiến lược tâm lý phức tạp nhằm phân ranh giới và bảo vệ việc hiểu và sử dụng không gian. Cũng như Việt Nam, chúng là những quá trình kinh tế-xã hội vốn đã vướng vào lịch sử chính trị và định kiến giai cấp, và đáng buồn là không được nhìn nhận như những yếu tố quan trọng của một cá thể xã hội to lớn hơn. Đối với Dinh Q. Le, người bắt đầu dự án này ở TP.HCM, trước tiên cảm thấy thật cám dỗ khi được ngắm nhìn những người bán hàng rong làm những hình ghép để quảng cáo gợi lại nghệ thuật của Dan Flavin, Fluxus hay những “sự kiện” mỹ học của Rirkrit Tiravanijia (và có khi còn thành công hơn). Điều quan trọng đối với tác phẩm đầu tiên Le thực hiện trong dự án này ở Việt Nam, và đối với những sáng tác cộng tác trong bước thứ 2 của dự án ở Medellin, chính là câu hỏi về “giá trị” và nét đặc trưng của nghệ thuật khi những địa diểm dành không gian cho việc tái định giá các chiến lược và dịch vụ xã hội mà chúng ta chủ quan không chú ý. Dự án trong giai đoạn thực hiện này sẽ so sánh, đối lập ngoại vi TP.HCM như một chiều kích song song với Medellin…
“Vùng An Toàn” – Daniel Felipe Escobar
Người ta thường thấy những lá cờ nhỏ của công ty bảo vệ trên mái hiên của những cơ sở làm ăn nhỏ trên đường thường được dùng để tránh tội phạm trong các thành phố lớn. Tuy nhiên, hài hước thay, ở Medellin thì cảnh sát lại là người phải sử dụng những lá cờ này. Ấn tượng với thông tin về bạo lực luôn xảy ra ở Medellin và những khu vực có nhiều lá cờ này thường rất tai tiếng vì thiếu an ninh, Daniel Felipe Escobar đã quay video tài liệu về “Vùng An Toàn” riêng của anh xuyên suốt Medellin.
“Hạ tầng cơ sở của chủ nghĩa dân tộc ” – Dinh Q Le
Chính quyền nhà nước Việt Nam quản lý rất chặt việc sử dụng quốc kỳ như một biểu tượng xã hội. Những chiếc xe bán cờ nước dạo trong những sự kiện thể thao quan trọng ở Việt Nam (có lẽ là những sự kiện công cộng duy nhất cho phép tụ tập đông người). Khi đội nhà giành chiến thắng, có một lượng người khổng lồ kéo ra đường, những người trẻ vẫy quốc kỳ một cách phấn khích. Trong tác phẩm có sẵn này, Dinh Q Le đưa ra hình ảnh biểu tượng quốc gia lại được cắm trên một chiếc xe đạp èo uột như tượng trưng cho điều kiện chưa ổn định của xã hội Việt Nam
“Tôi To Lớn. Trong tôi là quần chúng.” – Dinh Q Le
Tác phẩm này là một chiếc xe máy của những người bán hàng rong tự chế lại ở TP.HCM. Từ khi Dinh Q. Le trở về sống ở Việt Nam từ giữa những năm 1990, anh đã phải lòng sự đa dạng của xứ sở này và những cách thức làm ăn ở đây. Tựa đề tác phẩm dựa theo một bài thơ của Walt Whitman mang tên “Bài hát về chính Tôi” đã gợi lên ý tưởng về cái Tôi rất phức tạp, đa nghĩa thường tồn tại trong tình trạng mâu thuẫn, cũng tương tự như tính cách lịch sử của Việt Nam
‘Me De Llin: Worthy of the Party, Great Glorious Leader, Hero of the People’ by Camila Botero
Compelled by the telling of her city through the exclamation of guests who marvel at its similarity to their own, Camila Botero is struck by how easy it is to take your own visual environment for granted. Drawn to the propaganda posters plastered across the urban architecture of Ho Chi Minh City, whose slogans are locally considered illogical statements of social aspiration and protection, Camila’s photographs seek to play tricks with the people of Medellin in an attempt to make them re-consider the messages of their own immediate community.
‘Me De Llin: Đảng vĩ đại, Lãnh đạo vinh quang, Người anh hùng của dân” – Camila Botero
Buộc phải kể về thành phố của mình khi những vị khách kinh hoàng bởi sự giống nhau của nơi đây với thành phố của họ, Camila Botero ngạc nhiên khi người ta dễ dàng bỏ qua môi trường thị giác của chính mình. Bị lôi kéo bởi những poster tuyên truyền dán đầy các kiến trúc đô thị ở TPHCM với những câu khẩu hiệu được coi là không phù hợp với tình hình xã hội, những bức hình của Camila trêu chọc người dân ở Medellin để giúp họ xem xét lại những thông điệp về cộng đồng của chính họ.
“Đức Mẹ của Medellin” – Dinh Q Le
Những bức tượng Đức Mẹ được xem như biểu tượng của sự bảo vệ cộng đồng trong các công viên ở Medellin lại đang dần dần bị chính phủ bỏ đi. Dinh Quang Le ngạc nhiên bởi mối liên hệ giữa những hình tượng tôn giáo này và 6 thư viện được thị trưởng Luis Perez đặt làm cho thành phố. Áp lực tiến tới văn minh hiện đại đang dần chiếm ưu thế, kiến thức sẽ thay chỗ cho đức tin để trở thành biểu tượng của sự bảo vệ cho xã hội.
“Mẹ thân yêu” – Dinh Q Le
Dinh Q Le kêu gọi sự giúp đỡ của 8 người viết thư thuê trên đường phố đưa ra cách nhìn của họ về tình hình hiện tại của Medellin bằng cách nhờ họ viết thư cho mẹ anh, nói với bà rằng anh vẫn ổn.
“Thực tại khác” – Valentina Canseco
Valentina Canseco hiểu dân số ở Medellin đang được chia ra thành từng khu vực về địa lý và tinh thần (được xác định bởi địa thế dốc của Santo Domingo hay những khu tranh chấp của các phe ở Castille), cô thận trọng nói đến tầm quan trọng của các dịch vụ đô thị, như cung cấp điện, trong việc bảo vệ và kết nối cộng đồng. Cô cũng sử dụng hình ảnh ẩn dụ của ánh sáng như một công cụ cần thiết nuôi dưỡng sự tiến bộ của xã hội.
“Khu vườn dịch chuyển” – Dinh Q Le
Trong lịch sử, những khu vườn mang hàng vạn ý nghĩa. Từ “vườn Eden” trong truyền thuyết kinh thánh, những lâu đài suy tàn của Louis XIV, đến những khu vườn Thiền được cắt tỉa gọn gàng ở Nhật. Tất cả những sáng tạo tinh vi này có cùng điểm chung là sự theo đuổi mang tính triết học dành cho mối quan hệ của con người với cái đẹp. Chúng ta sẽ tạo hình lại, chấp nhận, kiểm soát hay xóa bỏ chúng? Ở Việt Nam, các công viên dưới thời thuộc Pháp đang dần bị chiếm chỗ bởi những tòa nhà cao tầng. Ở đây Dinh Q Le chú ý đến vẻ đẹp của một cái cây được trồng và chăm chút, dù nó “đang dịch chuyển”
Đây là một dự án được Dinh Q Le khởi xướng vào năm 2010 tại TPHCM. Giai đoạn 2 của dự án được thực hiện với 3 người cộng tác tại Medellin là: Camila Botero, Valentina Canseco and Daniel Felipe Escobar.