Mường tượng cái thiếu
Lecture
Khai mạc triển lãm: 24.06.2014 @18:30
Địa điểm: Đại học Hoa Sen
Rm. NZ507 (tầng 5)
8 Nguyễn Văn Tráng,
Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Bài diễn thuyết này nghiên cứu cách thức nghệ thuật đương đại đưa ra phương án để mường tượng cái thiếu: lưu trữ và sáng tạo xung quanh những khoảng trống mà văn hoá và chính trị để lại. Là nghệ sĩ hoặc nhà tư duy, chúng ta làm cách nào để nhận diện và đáp lại những câu chuyện, những mối dây văn hoá lịch sử, những va chạm có vai trò thiết yếu trong cách ta hiểu lịch sử, đất nước, gia đình mình, tuy thế rất khó tìm và truy cứu từ kho dữ liệu công cộng hoặc thậm chí, bí ẩn thay, không hề có mặt trong những tư liệu chính thống? Chúng ta sẽ mở ra cánh cửa nào khi kể-lại, lưu-trữ, vật-chất-hoá những gì đã mất? Vài câu hỏi trọng tâm của vấn đề này: trong một dự án lưu trữ quanh sự bôi xoá và cái thiếu, những thực hành nghệ thuật đương đại như không gian đàm luận, sắp đặt trong không gian cụ thể, kho lưu trữ trên mạng… có vai trò độc nhất nào? Người nghệ sĩ thực hành có vai trò và trách nhiệm gì khi trích dẫn hoặc tư liệu hoá hình ảnh trong quá trình tái lập một phản-lưu trữ? Chúng ta có thể dùng những mặt bằng đàm luận đặc thù như thế nào để cùng tưởng tượng những dòng lịch sử thay thế chìm khuất trong lịch sử và nguồn tư liệu chính thống? Tôi sẽ hướng bài diễn thuyết này theo nguồn những dự án, thử thách và vấn đề mà dự án ‘Mục lục những gì Biến mất’ trải dài 10 năm, bao gồm nhiều thực hành nghệ thuật thị giác và nhiều không gian đàm luận xoay quanh gian truân của dân nhập cư (được gọi là “Những người lạ”) và các cộng đồng có tiếng nói khác chính thống tại Mỹ kể từ sự kiện 11/9 năm 2001 – ta sẽ thấy sự thay đổi nhanh chóng của mối quan hệ với sự kiểm soát, sự bỏ tù trái pháp luật, hành vi giết chóc ngoài phán xét của toà. Thông qua những tư liệu chính thống lẫn ngoại biên, hình ảnh và câu chuyện cá nhân, ta có thể lần theo cách những bí mật được lấp đi thông qua kiểm duyệt và cắt đứt thông tin.
—
Chitra Ganesh là diễn giả thuộc chương trình ‘Trí / Thức’ nằm trong dự án liên ngành mang tên ‘Nhận thức Thực tại’ do Mạng lưới Quỹ Hoàng Tử Claus với Sàn Art tài trợ.