Mở cửa xưởng phiên 7
Installation
Sự kiện Mở cửa xưởng lần 1 giới thiệu, Ratu Saras, Võ Trân Châu và Nguyễn Thuỷ Tiên cùng với những dự án trong quá trình thực hiện 6 tháng tại Sàn Art Laboratory.
Một kí ức thật đến mức nào? Liệu chúng ta có thể cất giữ những tàn tro của một trải nghiệm, cả về thể xác và tinh thần? Đây là những trăn trở có lẽ có hoặc không có cùng một câu trả lời mà Thuỷ Tiên bị thôi thúc một cách cháy bỏng giải đáp chúng. Dời đến một thành phố mới, xuyên suốt 2 tháng sống dưới cái bóng màu hồng và một tâm trí trống rỗng, Cô đang cố gắng “ướp kí ức” của chính mình, để ghi lại những cảm xúc cô đã trải qua. Thực hành của Thuỷ Tiên như là sống cũng như hành trình viết quyển từ điển của bản thân hằng ngày cùng đó liên quan đến vô vàn dạng khác nhau của những mối quan hệ.
Saras nhận thức được những giọng nói trong đầu như những chấn thương tâm lí và chia chúng ta thành hai thái cực. Cô nhận ra rằng ở một thái cực là những giọng nói văng vẳng, đánh giá hành vi và những quyết định trong cuộc sống trong khi thách thức thái cực còn lại, thái cực hỗ trợ cô. Chịu đựng trận chiến dai dẳng này với những suy nghĩ đua nhau làm con người sống trong cơn mê sảng vô hạn, hoảng loạn nhưng không thể tránh khỏi. Cô khám phá những mặt khác nhau nơi những giọng nói ấy khởi nguồn và ngự trị. Saras dựng nên một cuộc đối thoại giữ giữa cô và những giọng nói.
Trân Châu đặc biệt quan tâm đến trang phục, là phục sức không thể thiếu trên cơ thể con người, là thứ che phủ lên con người và bản ngã, ngược lại, cũng là thứ dễ dàng nhận biết và đánh giá giá trị con người trên bề mặt. cô sử dụng những trang phục đời thường của các hậu duệ triều Nguyễn thời nay để phục chế lại chiếc áo Long Cổn của vua Nguyễn khi làm lễ tế đàn Nam Giao. Cô tìm hiểu sự đối lập giữa trang phục vua chúa xa hoa lộng lẫy với trang phục của con cháu họ thời nay, bằng cách phá vỡ cấu trúc vật liệu để biến đổi nó thành một vật thể mang hình dạng và ý nghĩa khác với ban đầu.
Mời các bạn đến thăm và khám phá cùng nghệ sỹ.