Khai mạc triển lãm: 22.05.2014 @18:30
Địa điểm: RMIT cơ sở Nam Sài Gòn, hội trường Melbourne
702 đường Nguyễn Văn Linh, Q.7
Tp. Hồ Chí Minh
Bài nói này là về thi pháp của “phương tiện”. Nó đề xuất một lý thuyết về “hình ảnh sống” – một hình ảnh có thể chuyển động, hít thở, ghi nhớ. Tôi bắt đầu bằng việc xem xét cuộc chạm trán giữa nghệ thuật đương đại và và loại hình ảnh ‘truyền thống’ cũ hơn, tại một lễ hội duy linh ở Đông Bắc Thái Lan. Cuộc chạm trán này đóng vai trò như một điểm mở đầu cho những thử thách mà tôi gặp phải với vai trò một curator và một nhà lý luận, nghiên cứu về nghệ thuật thị giác đương đại ở Đông Nam Á.
Trong học thuật phương Tây, lịch sử của phương tiện có xu hướng tuyến tính và mục đích luận, mỗi kênh được gán vào một thời điểm và một vị trí trong chuỗi, trước khi trở nên lỗi thời; lý thuyết về phương tiện có khuynh hướng đặt trọng tâm vào kỹ thuật và định mệnh của phương tiện đó – các phương tiện được cho là định hình xã hội nhiều hơn là xã hội định hình chúng. Nhưng ta biết là phương tiện truyền thông thì mỗi nơi mỗi khác. Và trong nghệ thuật Đông Nam Á, chúng ta có thể thấy rõ, thật đáng ngạc nhiên, khuynh hướng coi nhẹ những giới hạn hoặc đặc điểm chính thống, và cái cách sử dụng, tích hợp những phương tiện truyền thông điện tử mới với những gì Rosalind Morris gọi là “công nghệ bản địa truyền”. Hình ảnh có thể có chức năng nghi lễ, và tích lũy ‘hào quang’; Video nâng đỡ nhiều loại hình trình diễn mới và bắc những cây cầu mới với quá khứ.
Với cương vị nhà sản xuất, nhà phê bình hoặc học viên về văn hoá thị giác, làm thế nào chúng ta cắt nghĩa một hình ảnh đương đại có khả năng huy động tất cả sức mạnh của sự tái lập bằng kỹ thuật, mà bao hàm được cả sức nặng của quá khứ đã bắt chắc vào tinh thần và tục lệ bản địa? Thách thức này đòi hỏi sửa đổi vốn từ vựng cơ bản của chúng ta về “phương tiện” – “giá trị”, “sự lặp lại”, “lưu trữ”, thậm chí chính khái niệm “phương tiện”. Tuy vậy, dù hình ảnh luôn cuộn sóng quanh chúng ta, một lý thuyết nghệ thuật vững chắc trong phạm vi này rất khó tìm.
May mắn thay, các nghệ sĩ và nhà nhân chủng học đã cung cấp cho chúng ta vài câu trả lời, và tôi sẽ giới thiệu những người đã soi đường cho suy nghĩ của riêng tôi. Vừa mô tả tốt hơn về Nghệ thuật Đông Nam Á, những hiểu biết của họ đồng thời cung cấp các quan điểm quan trọng về cách ‘hình ảnh “sống”’ được đóng khung và đồng hóa dưới cái nhãn sẽ được sử dụng rộng rãi của ‘tính đương đại’. Tham khảo từ các triển lãm quốc tế quy mô lớn gần đây, tôi sẽ thách thức những giả định nghệ thuật phổ biến về cách thức tác phẩm minh chứng cho những tuyên bố của chúng trong quá khứ.
Bạn có thể tải file thu âm bài giảng tại đây.
_____
David Teh là diễn giả thuộc chương trình ‘Trí / Thức’ nằm trong dự án liên ngành mang tên ‘Nhận thức Thực tại’ do Mạng lưới Quỹ Hoàng Tử Claus với Sàn Art tài trợ.