Khai mạc triển lãm: 10.01.2015 @16:30
Địa điểm: Sàn Art Lab
40/18 Phạm Viết Chánh,
Quận Bình Thạnh, TP. HCM

 

Trong bài giảng này, giáo sư Karen Fiss sẽ chia sẻ dự án sách mới nhất của mình về khái niệm “thương hiệu  hóa quốc gia,” gắn liền với những tư tưởng hậu thuộc địa và các bình luận về cách thức một “quốc gia” được hình thành song song với quá trình đầu tư vào sự liên kết giữa những cộng đồng khác biệt với mạng lưới công nghệ thông tin rộng lớn và giao thương toàn cầu.

“Cuốn sách của tôi nghiên cứu tầm ảnh hưởng của những chiến dịch tạo thương hiệu của chính phủ đến các ý niệm về quyền công dân và sự hình thành của các giai thoại lịch sử, đặc biệt trong bối cảnh của mâu thuẫn và tổn thương chính trị. Tôi đặt những nỗ lực “trên-dưới” này trong mối quan hệ trực diện với tác phẩm của các tập thể nghệ sỹ và không gian khác biệt với các cách hình dung đối lập về “ký ức công đồng” và danh tính trong phạm vi địa phương, quốc gia, và quốc tế. Bằng nhiều phương thức khác nhau, cuốn sách phê phán cách cắt nghĩa về toàn cầu hóa của đại bộ phận chiếm hữu thế giới nghệ thuật (thường đi theo chủ nghĩa tân thuộc địa), và tìm các nhấn mạnh một cấu hình khác để thấu hiểu cơ chế hoạt động của các triển lãm, trao đổi, và tượng trưng văn hóa. Tuy sách của tôi phổ quát một diện ví dụ rộng, nghiên cứu tại nước ngoài của tôi tập trung vào Nam Phi. Sau khi dành thời gian nghỉ phép tại đây, tôi nhận ra rừng những thực hành văn hóa đương thời tại Việt Nam cung cấp một hướng đi mang tính so sánh thú vị và có liên quan mật thiết đến nghiên cứu của tôi và thúc đẩy mối quan tâm của tôi với Sàn Art.”