Nhắc đến châu Phi, người ta hay nghĩ rập khuôn về hoang mạc và rừng hoang dã, với các bộ lạc sống rải rác kiểu nguyên thủy giữa muông thú. Ngoại trừ văn minh Ai Cập cổ đại, thế giới bên ngoài chưa biết gì nhiều về sự phát triển văn minh của lục địa này, và đa số vẫn xem đây là vùng trũng kém phát triển nhất thế giới. Quyển sách này của Giáo sư Graham Connah, người đã dày công xây dựng nhiều công trình nghiên cứu lịch sử và khảo cổ học về Châu Phi, sẽ mang lại cho độc giả những cái nhìn đa diện và chính xác hơn. Dựa trên các chứng cứ khảo cổ thực địa và phân tích địa lý, Graham Connah chứng minh rằng Châu Phi đã có nhiều thành tựu đỉnh cao, đặc biệt về kinh tế, quy mô chính trị và cấu trúc đô thị. Ông sẽ dẫn dắt người đọc qua các nền văn minh đô thị của Châu Phi cổ đại, từ Nubia bên bờ sông Nile, cao nguyên Ethiopia, thảo nguyên Tây Phi, Đại Zimbabew tới các vùng hải đảo Đông Phi,…
‘Rõ ràng sự phát triển của thành phố và sự hình thành nhà nước ở châu Phi không phải là các khía cạnh thuộc một quá trình riêng lẻ, […] Thuy nhiên, chúng vừa là các biểu thị quan trọng cho các xã hội phức tạp thời kì tiền thuộc địa và đôi khi cũng khó đề cập một cách riêng lẻ. Sự tập trung quyền lực, phân tầng xã hội, chuyên môn hóa chức năng, […] cùng với sự gia tang dân số, là những hiện tượng có thể đi kèm với cả sự xuất hiện thành phố và sự xuất hiện nhà nước.[…] Trong mọi trường hợp, chúng ta có chứng cứ cụ thể cho thấy sự tồn tại của các khu định cư trong đó tập trung một số lượng cư dân tương đối lớn: cho dù chúng có được gọi là các ngôi làng lớn, thị trấn hay thậm chí thành phố đi nữa thì cũng không phải là vấn đề quan trọng, mà vấn đề quan trọng ở đây là những tập hợp dân số tương đối tập trung, nhắc chúng ta nhớ lại định nghĩa quá trình đô thị hóa dễ hiểu của Mabogunje.’ (trang 517)