Những con quái vật ẩn danh

Khai mạc triển lãm: 03.07.2008 @6pm
Triển lãm mở tới: 24.07.2008
Địa điểm: Sàn Art
23 Lý Tự Trọng, quận 1
tp Hồ Chí Minh, Việt Nam

 

Từ khi Tyke Witnes/The Eyewitness bắt đầu tham gia vào giới graffiti ở miền Nam California vào những năm trước thập niên 90, anh nhanh chóng bắt đầu có tên tuổi thông qua tranh graffiti trên tường thử nghiệm, để thách thức những ranh giới của loại graffti truyền thống.

Đối với Tyke,những tranh graffiti bằng sơn xịt được vẽ trên tường ở nơi công cộng thì giống như những con quái vật. Anh so sánh những cảm giác tràn ngập trong anh khi anh thấy những tranh graffiti được giấu kín trong những ngõ nghách và đeo bám trên những mãng tường vỡ vụn, với cái cảm giác được chứng kiến một con quái vật lộ nguyên hình, vượt xa khỏi thực tại hằng ngày của chúng ta. Nghệ danh “TykeWitnes/The Eyewitnes” là một cái tên được chọn một cách có chủ ý, phản ảnh lúc anh tinh cờ gặp những sự bùng nổ bất ngờ của chữ nghĩa trong màu sắc trừu tượng và cả sự băn khoăn, bứt rứt, và nó được hoàn thiện một cách khéo léo chỉ trong khoảnh khắc bởi vì tại nhiều nơi trên thế giới sự diễn đạt của loại hình nghệ thuật này thì được xem như là sự hủy phá tài sản công cộng.

Trong loạt tranh vẽ trên vải bố này, Tyke nói đến những sinh vật trong truyền thuyết đô thị, văn học dân gian Châu Á, và cả cảnh phim “Bigfoot” được quay bởi Patterson và Gimlin năm 1967. Vẽ tranh theo kiểu thẩm mỹ của graffiti để đề cập đến văn hóa phổ thông và phim hoạt hình của tuổi thơ, những con quái vật của Tyke phơi bày hết ra một sự băn khoăn bứt rứt tồn tại trong sự chủ quan có tính chất xã hội của sự xa lạ và đồng thời sự khát khao được trải nghiệm nó của chúng ta.

Những tác phẩm trong “Những con quái vật ẩn danh” tiếp tục niềm đam mê của Tyke với cái cách mà xã hội mô tả đặc điểm của sự sợ hãi qua truyền thuyết văn hóa của đô thị, được truyền cảm hứng bởi những tìm thấy [vẫn còn đang được tranh cãi ] của một loài sinh vật giống như loài khỉ, được phát hiện ở một số vùng miền núi phía bắc Việt Nam bởi một số nhà khoa học người Việt. Những con thú to lớn, lông lá và giống người này được thể hiện ở đây nhỏ nhắn và tinh quái, với những khuôn mặt lòi ra từ những nét cọ cách điệu, những chữ cái trở thành các con quái vật- giống như vùng đất của graffiti là ngôi nhà mà chúng nó đã tìm kiếm. Cuộc triển lãm này xảy ra tại Việt Nam trong thời điểm mà thế hệ trẻ đã bắt đầu xem graffiti như là một phương tiện chính yếu của sự khẳng định bản thân, nhìn nhận sức mạnh của không gian công cộng như là một sân chơi để tìm ra những ý tưởng mới. Đối với triển lãm này ngôn ngữ của graffiti đã được chuyển tải từ những mảng tường đô thị đến khung tranh, làm cho cái cách tạo hình được xem như nổi loạn này trở thành một cách vẽ tranh di động. Thách thức những quan niệm của cái được xem như là thật, tự nhiên, truyền thống hoặc khuôn mẫu, “Những con quái vật ẩn danh” của Tyke đem phương tiện của graffiti vượt xa khỏi môi trường đô thị, không những chỉ như là một sự cố gắng để định nghĩa lại loại hình nghệ thuật cách điệu này, mà còn là một sự thách thức đến những khái niệm về nỗi sợ hãi trong không gian công cộng và riêng tư.

“Những con quái vật ẩn danh” là triển lãm đầu tiên của Tyke tại Việt Nam. Từ những đường phố của Los Angeles, Mỹ, đến những bức tường của các phòng tranh ở Milan, Ý, Tyke đã sáng tác và triển lãm với những họa sĩ khác như Steven Powers, Saber, Krush, Revok và Barry McGee.