Khai mạc triển lãm: 05.05.2010@18:00
Triển lãm mở tới 09.06.2010
Địa điểm: L’usine
151/1 Đồng Khởi, quận 1,
Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam
Ngâm ngợi về mối quan hệ thể chất và tinh thần của mình với thực tế hiện tại và sự giàu có của văn hóa vật chất, quan sát các thao tác của con người khi ôm ấp và lẫn lộn giữa mong muốn với nhu cầu; khát vọng tới tham vọng, nghệ thuật của Bùi Công Khánh là một sự trộn lẫn của biểu tượng truyền thống, tập tục văn hoá và thói quen tiêu dùng. Sau khi tốt nghiệp ngành Tranh Sơn Dầu của Đại học Mỹ Thuật TP Hồ Chí Minh, Bùi nhanh chóng nhận thức được sức mạnh và sự ảnh hưởng của đồng tiền lên việc tạo nên tác phẩm, phê phán cái cách mà nó quyết định tiếng nói của nghệ sĩ. Khánh nhanh chóng chuyển sang nghệ thuật trình diễn như là một cỗ xe nghệ thuật trong sự phản kháng lại mối quan hệ giữa ‘lợi nhuận và mất mát’ mà anh chứng kiến quanh mình, liên quan đến biến động của việc làm nghệ thuật, cơ thể của anh trở thành tấm vải bố nơi mà những ý tưởng khơi gợi được viết ra, cam chịu hoặc chuyển tiếp trừu tượng thông qua chuyển động. Ngày nay, hoạt động nghệ thuật của anh tiếp tục nắm lấy các câu hỏi hóc búa về xã hội Việt Nam và những bất an của chính nó, liên tục chỉ trích về vai trò của đồng tiền trong việc xác định hạnh phúc và những ý nghiã của sự giàu có. Tranh sơn dầu, thử nghiệm trên sơn mài và các tác phẩm trên giấy, trình diễn, sắp đặt và tượng gốm của anh mang theo ý thức khoa trương về màu sắc và đề tài, những tác phẩm đa dạng đó thường dành riêng một cách cho biểu tượng tiêu thụ phổ biến với việc chơi chữ và hình.
Bùi Công Khánh đã làm tác phẩm trình diễn trong khuôn khổ các lễ hội và triễn lãm tại Việt Nam, Thái Lan, Cambodia, Hàn Quốc, Nhật, Pháp, Úc, Hồng Kông Và Mỹ. ‘
“Điều mà tôi quan tâm nhất là cuộc sống hiện tại tôi đang sống. Tôi không muốn là một miếng bọt xốp của quá khứ. Tôi không muốn sử dụng quá khứ để giữ gìn ‘Tính văn hoá dân tộc’. Quá khứ và truyền thống của nó có đầy đủ vị trí xứng đáng trong xã hội và bản chất được gìn giữ theo thời gian nơi nó đã được sinh ra. Đối với tôi, tôi đang tìm kiếm tính cách của hiện tại, cuộc sống mà tôi đang sống. Bất kể nó lộn xộn thế nào, nó phức tạp thế nào và nó cực khổ thế nào, cuộc sống đó sẽ vẫn được nhớ tới một ngày nào đó sau 20 mươi năm hoặc hơn thế nưã. Những gì tôi muốn là để hình dung hiện tại một cách đơn giản nhất có thể, như khi chúng ta nhắm mắt và chúng tôi có thể nghe thấy tiếng ồn trên đường phố. Tôi vẽ cuộc sống một cách điềm tĩnh như đang viết nhật ký.”
Bùi Công Khánh, 2010.
…..
‘Đây có phải là một đối tượng đích thực?’ là tiêu đề cho loạt các tác phẩm nghệ thuật được làm bằng gốm bởi Bùi Công Khánh. Bề mặt của những lọ sứ là những hoa văn trang trí truyền thống thường được tìm thấy trong lịch sử gốm Việt. Thực tế rất nhiều trong những các hoa văn này đã chịu ảnh hưởng sự di cư từ nghề thủ công của Trung Quốc sang Việt Nam. Khánh đã in con dấu tiêu biểu của hải quan ‘Đã Kiểm Tra’ lên một loạt các tác phẩm không đề. Nó bắt chước một con dấu phê duyệt chính thức về việc thông quan an toàn cho đồ vật nào đó. Ngày nay, càng ngày càng khó khăn để di chuyển cổ vật vào cũng như đưa ra ở hầu hết các nước. Các đối tượng văn hóa ‘thực’ được xem là vật phẩm quý hiếm do đó thường bị cấm xuất khẩu. Tuy nhiên, ở những nơi như Việt Nam và Trung Quốc thương mại sao chép rất nhiều. Rất nhiều gốm sứ giả được thông quan như là đồ cổ và thường đánh lừa người mua. Trong những tác phẩm này, Khánh đặt câu hỏi cho việc ám ảnh của những đồ ‘thật’, và hơn thế nữa anh châm biếm về ham muốn của chúng ta với đồ giả. 2 tác phẩm còn lại được Khánh sơn lên những chủ đề về đời sống Việt Nam. Chúng liên quan trực tiếp đến ý tưởng về tiêu dùng và tham vọng trong cuộc sống đương đại.