Lời giới thiệu: Ở bài giảng thứ hai của diễn giả Marco Kusumawijaya trong chuỗi sự kiện Trí/Thức, nhà cố vấn quy hoạch đô thị bền vững trình bày nhiều ví dụ thành công ở Indonesia trong việc các nhóm sáng tạo như nghệ sĩ, nhà văn, kiến trúc sư, curator, nhà thơ, … tương tác với cộng đồng dân cư. Ở quy mô rộng, trên thế giới cũng có nhiều dự án sáng tạo theo chiều hướng này. Một trong những triển lãm quan trọng, ghi dấu vào lịch sử nghệ thuật về vai trò xã hội của người nghệ sĩ theo cách nhìn như trên, là ‘Sống như một dạng thức. Nghệ thuật tiếp cận xã hội từ năm 1991 đến 2011’, do curator Nato Thompson tổ chức. Triển lãm được ghi chép và xuất bản thành sách, tổng hợp hơn 100 dự án của các nghệ sĩ cá nhân hay nhóm sáng tạo độc lập. Họ biến tác phẩm nghệ thuật thành một cuộc dạo chơi, một cách sống, một diễn đàn phản biện cho nhiều cộng đồng khác nhau. Có thể kể đến một vài dự án kinh điển như: Time/Bank của Julieta Aranda và Anton Vidokle, trong đó, đồng tiền được thay thế bằng thời gian khiến người sử dụng nhận thức dần giá trị lao động của mình và sự trao đổi giá trị với người khác không thông qua tiền tệ; Wikileaks hé lộ bí mật các tập đoàn kinh tế và chính trị cho cộng đồng thế giới phân tích và phản biện; hay Land Foundation ở Chiangmai mời gọi nghệ sĩ cùng sống, trải nghiệm và sáng tạo trong môi trường trồng lúa nước với người nông dân.
Trích dẫn: ‘[…] thông thường, các nghệ sĩ và kiến trúc sư thiếu lượng kiến thức cụ thể về chính trị và xã hội gắn liền những cộng đồng thiểu số/ngoại biên. Tương đồng, những nhà hoạt động cộng đồng cũng thiếu phương tiện ý tưởng cho phép họ thực hiện các tiến trình công việc hàng ngày, và làm sao để tính độc lập khu vực tạo ra biến đổi cách tân trong thể chế. Chính hoàn cảnh đó khiến một vai trò khác của nghệ thuật, kiến trúc và thực hành của các nhà hoạt động môi trường và cộng đồng xuất hiện. […] Hành lang mới cho việc trao đổi kiến thức có thể được tạo ra giữa lượng kiến thức chuyên môn hàn lâm và kiến thức xử thế của ‘cộng đồng’, và các nghệ sĩ có thể đóng vai trò làm cầu nối cho sự trao đổi này, lấp khoảng trống giữa những thứ hữu hình và vô hình.’